Topcin đầu tư và đưa vào vận hành hệ thống nhà máy đạt chuẩn GMP-GLP-GSP/WHO, với số vốn hơn 2 triệu USD, cùng đội ngũ nhân viên với hơn 20 năm kinh nghiệm.
Cty CP Topcin đã xây dựng bộ sản phẩm điều trị kháng sinh đa dạng về chủng loại và dạng bào chế, với liều dùng tối ưu, phù hợp với hệ miễn dịch của các quần thể địa phương, hạn chế thấp nhất sự kháng thuốc và tồn dư kháng sinh, mang lại sự lựa chọn đa dạng cho người chăn nuôi.
Bên cạnh đó, nhận thấy rõ tầm quan trọng của công nghệ sinh học, Topcin cũng đã đầu tư phòng thí nghiệm và dây chuyền sản xuất vi sinh công nghệ cao, nhằm đưa ra thị trường những sản phẩm an toàn và chất lượng nhất.
Với cột mốc tìm ra kháng sinh đầu tiên năm 1928, con người đã vượt lên trong cuộc chiến với vi khuẩn gây bệnh. Một loạt kháng sinh mới được nghiên cứu và ứng dụng thành công đã cứu sống hàng triệu người mỗi năm. Kháng sinh cũng được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, trở thành lựa chọn số một trong việc giải quyết hiệu quả các vấn đề bệnh lý gây ra bởi vi khuẩn.
Tuy nhiên, những năm gần đây, kháng kháng sinh đã trở thành bài toán nan giải với các nhà khoa học. Năm 2018, Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam phối hợp với Cục Thú y cũng đã công bố đánh giá tình trạng kháng các kháng sinh sử dụng trong nông nghiệp tại Việt Nam, kết quả đang ở mức cao và đáng báo động.
Việc sử dụng kháng sinh không hợp lý cũng dẫn đến tình trạng gia tăng hàm lượng kháng sinh tồn dư trong các sản phẩm nông nghiệp như thịt, trứng, sữa, thủy sản… dấy lên những lo ngại về tính an toàn khi sử dụng cũng như chất lượng của các sản phẩm xuất khẩu ra thị trường thế giới, có thể ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng như Mỹ, EU, Nhật Bản và gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng. Vì thế, việc hướng dẫn sử dụng kháng sinh hợp lý, đúng chủng loại và liều lượng, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.
Việc lựa chọn những giải pháp hiện đại, an toàn hơn trong chăn nuôi và NTTS là thực sự cấp thiết. Công tác phòng chống dịch bệnh trên vật nuôi ngoài việc chữa bệnh bằng kháng sinh còn có vai trò không nhỏ của chế độ chăm sóc dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, tạo sức đề kháng sẵn có cho quần thể…
Công nghệ vi sinh thế hệ mới bắt đầu được nghiên cứu và ứng dụng trong chăn nuôi và NTTS với rất nhiều chủng vi sinh vật có lợi chọn lọc từ các loài Bacillus spp, Lactobacillus spp, nấm men, xạ khuẩn sinh kháng sinh… và các sản phẩm từ chúng, sử dụng trong xử lý nguồn nước, đất, môi trường, chất thải, ứng dụng trong thức ăn chăn nuôi, kích thích tăng trưởng và miễn dịch của vật nuôi.
Cơ chế chung của chế phẩm vi sinh là sự phát triển song song với vi khuẩn có hại, trực tiếp cạnh tranh điều kiện sống hoặc sinh ra các enzyme có lợi cho vật nuôi và các chất có tác dụng ngăn cản quá trình sinh dưỡng của vi khuẩn gây bệnh, giúp vật nuôi khỏe, ăn nhiều, dung nạp hết lượng thức ăn ăn vào, nhanh thu hoạch…
Ngoài ra một số chủng vi sinh còn có khả năng tổng hợp các chất có hoạt tính kháng sinh – Bacterocin, có tác dụng như một kháng sinh sinh học, với hoạt lực mạnh và tính an toàn cao, có thể độc lập hoặc phối hợp cùng các thuốc kháng sinh tổng hợp nhằm kìm hãm và ức chế vi khuẩn gây bệnh, tạo miễn dịch cho quần thể vật nuôi giúp tăng khả năng đề kháng khi có dịch bệnh xảy ra.
Năm 2019, hệ thống phòng thí nghiệm vi sinh đạt chuẩn WHO-GLP của Cty CP Topcin với máy móc hiện đại cùng sự giúp đỡ từ các chuyên gia hàng đầu đã thành công trong việc phân lập và nhân giống nhiều chủng vi sinh vật có lợi để phục vụ công tác phát triển các sản phẩm bổ sung thức ăn và xử lý môi trường, dưới dạng bột và lỏng. Các chủng giống Bacillus spp., Lactobacillus spp., Streptomyces, Saccharomyces… đều được phân lập trong môi trường nuôi trồng hiện hữu, sau đó được nuôi cấy đến mật độ 100 tỷ đơn vị/ml, do đó có sức đề kháng và thích nghi cực tốt với điều kiện nước, đất và vật nuôi ở Việt Nam, sử dụng hiệu quả trong bổ sung thức ăn lẫn xử lý môi trường.
Bổ sung vi sinh trong thức ăn chăn nuôi là lựa chọn an toàn, tác dụng lên sự hấp thu thức ăn và hệ tiêu hóa của vật nuôi, ức chế cạnh tranh trực tiếp với vi khuẩn có hại, sinh các kháng sinh sinh học có hoạt tính mạnh tác động trực tiếp đến các mầm bệnh do vi khuẩn có hại gây ra.
Các chế phẩm xử lý môi trường có chứa vi sinh vật giải quyết triệt để các vấn đề trong ao nuôi như pH, khí độc, tảo độc, chất thải chăn nuôi, xác tôm, nhớt bạt…
Ông Đinh Văn Điệp, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Cty CP Topcin chia sẻ: Hướng đến phát triển một nền nông nghiệp hữu cơ bền vững, an toàn, Topcin không ngừng đầu tư và nghiên cứu các hướng đi mới mà trọng tâm xoay quanh là công nghệ vi sinh, kết hợp sử dụng hợp lý nguồn kháng sinh sẵn có, mang lại sự cân bằng giữa hiệu quả, an toàn và chi phí cho người chăn nuôi.
Nguồn: nongnghiep.vn